Không ai có thể phủ nhận được vai trò của Digital Marketing trong hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo thống kê gần đây nhất từ Appota, trong các nền tảng quảng cáo trực tuyến mà Google cung cấp thì quảng cáo Google Banner luôn là hình thức nhận được nhiều lượng tương tác và tăng lượng truy cập đến trang đích của doanh nghiệp nhiều nhất.
Chắc rằng bạn đã nhiều lần nhìn thấy những mẫu quảng cáo hiện trên các trang web tin tức, trong khi lướt video trên Youtube, quảng cáo trong gmail…và bạn thắc mắc làm thế nào để chúng hiển thị được ở đó? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đồng thời cung cấp những thông tin thú vị về hình thức quảng cáo Google Banner. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Tổng Quan Về Quảng Cáo Google Banner
Quảng cáo Banner Google hay còn được biết đến tên gọi quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network – GDN) là hệ thống mạng quảng cáo hiển thị trên các trang web thuộc đối tác của Google Adsense.
Được xem như hình thức tiên phong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến nhưng quảng cáo GCN vẫn duy trì được sức hấp dẫn của mình đến tận ngày nay. Mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với sự bùng nổ của các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram…nhưng GDN vẫn giữ vững vị trí hàng đầu về số lượng website lưu trữ đồng thời có độ phủ sóng rộng nhất toàn cầu. Đây chính là thế mạnh vượt trội mà không hình thức quảng cáo nào có thể sánh được.
Doanh nghiệp có thể thông qua quảng cáo Google Banner mà giới thiệu hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của mình trên các trang mạng xã hội trên khắp thế giới. Mở rộng hình ảnh thương hiệu xuyên biên giới, xuyên quốc gia từ đó tăng doanh số bán hàng đáng kế.
Các Hình Thức Định Dạng Quảng Cáo Google Banner
- Quảng cáo đáp ứng: là hình thức quảng cáo cáo tự động điều chỉnh sao cho phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn. Đây là hình thức được nhiều doanh nghiệp nhỏ và trung lựa chọn khi chỉ cần thiết kế 2 banner 1200×1200 và 1200×628. Vừa tiết kiệm được chi phí vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn tối ưu hóa chiến dịch.
- Quảng cáo hình ảnh: 15 size ảnh chuẩn quy định của Google bao gồm: 300×600, 160×600, 300×250, 120×600, 250×250, 320×100, 728×90, 970×90, 970×250, 200×200, 240×400, 120×240, 320×50, 468×60.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi nhận thấy kích thước banner đem lại tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất là: 728×90, 300×250, 160×600, 300×600 và 320×50
Bên cạnh đó, bạn nên xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch quảng cáo để định dạng quảng cáo GDN dạng động hay tĩnh cho phù hợp. Lưu ý rằng, người dùng luôn bị thu hút bởi những hình ảnh bắt mắt và những câu slogan ngắn gọn, súc tích. Chính vậy để có một banner ấn tượng, bạn cần đặt mình vào vị trí khách hàng đang xem quảng cáo GDN và tự hỏi liệu mình có thấy cuốn hút mà không ngần ngại click chuột vào banner? Hãy đắn đo và cân nhắc thật kỹ thông điệp muốn truyền tải để khéo léo đưa khách hàng đến trang đích của mình.
Làm Thế Nào Để Thiết Lập Quảng Cáo Google Banner Hiệu Quả?
Một quy trình cơ bản để thiết lập quảng cáo Google Banner bao gồm:
- Xác định mục tiêu chiến dịch (quảng cáo thương hiệu tăng càng nhiều lượt tiếp cận càng tốt hay là quảng cáo remarketing).
- Thiết kế nội dung landing page.
- Thiết kế banner.
- Xác định mục tiêu chiến dịch.
- Chia nhóm quảng cáo theo mục tiêu.
- Cài đặt tracking.
Cách chạy quảng cáo Google Banner – Nguyễn Hữu Lam: https://www.youtube.com/watch?v=IX6Vx_oaopw
Tuy nhiên để đánh giá GDN có hiệu quả hay không bạn cần chú trọng đến hai giai đoạn sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu chính xác
Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để đánh giá chiến dịch chạy quảng cáo Google Banner của bạn có hiệu quả hay không chính là xác định mục tiêu. Bạn có thể nhắm mục tiêu thông qua các tiêu chí sau đây:
- Từ khóa: là dạng xác định mục tiêu dựa trên lịch sử tìm kiếm trên Google của người dùng và trên nội dung trang web đối tác GDN có từ khóa mà bạn hướng đến. Mục tiêu chính của hình thức là tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút càng nhiều lượt tiếp cận càng tốt. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi thường xuyên để tránh đối thủ chơi xấu làm thiệt hại chi phí.
- Đối tượng: là dạng xác định mục tiêu theo hành vi người dùng (sở thích, hành vi nghiên cứu sản phẩm, những người trước đây đã vào trang web của bạn hay còn gọi là hình thức remarketing những đối tượng tương tự như những người đã vào trang web)
Tìm hiểu thêm về hình thức Remarketing tại đây:
- Nhân khẩu học: là dạng nhắm mục tiêu dựa theo độ tuổi và giới tính mang tính chất tương đối. Hình thức này bị hạn chế hơn so với quảng cáo trên Facebook vì người dùng khai báo thông tin profile chính xác và đầy đủ hơn so với tài khoản Google
- Chủ đề: chọn chủ đề để hiển thị trên nội dung liên quan đến chủ đề nhất định
- Vị trí đặt: xác định mục tiêu theo các trang web mà bạn muốn đặt vị trí banner hiển thị.
Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ lập kế hoạch hiển thị để dự đoán cơ bản về ngân sách cần chi tiêu, vị trí đặt banner hay thời gian hiển thị.
Bước 2: Theo dõi và tối ưu chiến dịch
Sau một thời gian chạy quảng cáo, bạn hãy tiến hành phân tích hiệu quả chiến dịch dựa trên công cụ Google Analytics hoặc các công cụ liên quan. Một vài cách đơn giản để tối ưu chiến dịch mà bạn có thể tham khảo như:
- Truy cập vị trí hiển thị quảng cáo loại trừ và vị trí quảng cáo hiển thị không phù hợp
- Cập nhật giá thầu đối với những trang thu hồi chuyển đổi cao
- Kiểm tra banner nào đang hoạt động tốt dựa trên test A/B để thay đổi
- Thiết kế lại Landing Page cho những nhóm quảng cáo không hợp với mục tiêu
Để theo dõi và đánh giá chính xác hiệu quả của chiến dịch đòi hỏi thời gian cũng như kinh nghiệm từ đội ngũ chuyên môn. Từ đó, chúng ta có thể tối ưu hóa chi phí và tăng doanh thu như mong muốn.
Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về hình thức quảng cáo Google Banner. Nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc cần biết thêm nhiều thông tin chi tiết.
Hãy liên hệ với YourWeb tại hotline: 0964.247.742 để được hỗ trợ nhanh chóng.
YOURWEB SOLUTIONS
Trụ Sở: 32 Đường Số 11, CityLand Park Hills, P10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Điện Thoại: 0964.247.742
Email: support@yourweb.com.vn