SEO onpage là gì

SEO Onpage là tối ưu hóa website và từng trang con trên một website với công việc cụ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi đăng bài để SEO. Mục đích của công việc này nhằm làm cho website cần SEO trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm và thăng hạng từ khóa lên TOP 1 Google. Công việc cụ thể của nó sẽ được thực hiện dựa trên những kỹ thuật cần thiết và kinh nghiệm khi thực hành.

Mục lục

Bắt đầu làm gì với SEO onpage?

SEO Onpage là công việc rất quan trọng trong SEO, nếu website không được SEO Onpage chuẩn thì cơ hội nằm Top Google sẽ rấp thấp. Vậy SEO Onpage gồm những công việc gì, thực hiện thế nào cho chuẩn? Dưới đây là những công việc trong SEO Onpage,Tối ưu thẻ tiêu đề (Meta Title) – Tối ưu thẻ mô tả (Meta DescriptionThẻ tiêu đề là nơi đầu tiên mà người dùng nhìn vào trên kết quả tìm kiếm của Google, do đó ngoài việc được viết chuẩn SEO thì thẻ tiêu đề cần phải hấp dẫn người dùng để họ click vào kết quả của bạn.

Tối ưu Đường dẫn (URL)

  • Đường dẫn (URL) đóng một vai trò khá quan trọng trong SEO, nó là địa chỉ để các công cụ tìm kiếm tìm đến nội dung của bạn. Bạn nên sử dụng URL ngắn (không quá 115 kí tự), URL có chứa từ khóa, tách từ bằng dấu gạch ngang, tránh sử dụng ngày tháng hoặc những ký tự lạ trên URL.

Tối ưu thẻ mô tả (Meta Description)

  • Người dùng xem Meta Description như là tóm tắt trang, vì vậy các bạn nên cố gắng làm cho nó hấp dẫn và mời họ ghé thăm. Thẻ mô tả chuẩn SEO bạn nên có những yếu tố sau: Từ khoá mục tiêu nằm ở đầu mô tả. Độ dài không quá 160 kí tự. Từ khoá mục tiêu lặp lại 2 lần trong đoạn mô tả, lưu ý nên tinh tế thêm những từ phụ vào Viết mô tả thực tế tóm tắt những gì khách truy cập sẽ thực sự tìm thấy khi họ truy cập. Nếu Google không hiển thị mô tả như bạn đã viết, hãy thay đổi nó dựa trên những gì Google đã chọn và index. Nên bao gồm một lời kêu gọi hành động (CTA) , để khuyến khích người dùng truy cập. Thẻ mô tả của từng trang phải khác nhau. Đôi khi có thể bạn thấy thẻ mô tả ngoài kết quả tìm kiếm không giống như bạn đã viết thì cũng đừng lo lắng, đó là do Google tự động lấy 1 đoạn nội dung trong bài của bạn làm thẻ mô tả, đây được coi như đề xuất của Google dành cho người dùng.

Canonical

  • Thẻ Canonical các bạn có thể hiểu đơn giản là thẻ giúp tránh trùng lặp nội dung trên website. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về thẻ này qua bài viết: Thẻ Canonical là gì? Các sử dụng thẻ canonical chuẩn SEO.

Các thẻ Thẻ H1 (Heading 1)

  • Thẻ này nên bao gồm một từ khoá phụ hoặc một số biến thể về ngữ nghĩa của từ khoá chính của các bạn. Phải tóm tắt nội dung của trang bằng một câu đơn giản để đọc. Thẻ H1 phải càng cao càng tốt trên trang, và ngay trước khi văn bản của bài viết bắt đầu, để tạo điều kiện cho sự liên tục của việc đọc. Kích thước phông chữ phải lớn hơn tiêu đề nhỏ (h2, h3 …) để xác định rõ nó. Thường với mã nguồn mở như -WordPress thì người ta thường đưa H1 (Heading 1) nằm ngay trong tiêu đề của bài viết.
Heading 1

Các thẻ Tiêu đề phụ bằng H2, H3,…H6

  • Khi nghiên cứu từ khoá những từ khoá phụ các bạn nên dùng nó cho ý tưởng của tiêu đề phụ (sử dụng 5W+1H ở đây là hợp lý). H2, H3,…H6 có thể có nhiều, tuy nhiên phải có tối thiểu từ 2 trở lên. Sử dụng các thẻ này để phân chia nội dung của mọi người thành các phần, các đoạn văn giải quyết vấn đề tiêu đề chính đưa ra.
tieudephu

Nội dung không copy và chứa hình ảnh, video

  • Có hình ảnh, video nằm trên bài viết giúp người dùng tương tác trên page lâu hơn, giúp tăng thời gian người dùng ở lại trang. Ngoài ra video làm tăng nhận thức về nội dung mọi người muốn truyền tải. Hãy tưởng tượng mọi người vào một trang không có hình ảnh gì cả chắc chắn mọi người sẽ không thích thú và out luôn không cần quan tâm. Các trang có các yếu tố đa phương tiện (hình ảnh, video, v.v …) giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời gian ở lại trang, hai chỉ số quan trọng cho việc đánh giá chất lượng page của các bạn.

Thẻ Meta Robots

  • Meta Robots (robots.txt) là thẻ đầu tiên bot Google tìm đến khi vào website của bạn, nhất định website của bạn phải có thẻ này.
Meta Robots

Sitemap

  • Sitemap hay còn gọi là bản đồ website, không có bản đồ bot Google sẽ cập nhật nội dung của bạn chậm hơn, thậm chí không cập nhật nội dung nếu nó “ghét” website của bạn. Hãy tạo ngay sitemap khi website đi vào hoạt động.
Sitemap

Google Analytics và Google Search Console

  • Đây là 2 công cụ cực quan trọng và hữu ích mà Google cung cấp tới cho các bạn. Nó giúp chúng ta phân tích hành vi người dùng và hoạt động của website. Mời bạn tham khảo 2 bài viết dưới đây để hiểu và cài đặt 2 công cụ này:
Google Analytics

Thẻ Breadcrumb

  • Thanh điều hướng (Breadcrumb) là thứ giúp người dùng và bot Google biết họ đang ở đâu trên website của bạn. Với thẻ này các bạn nên làm như sau: Sử dụng breadcrumbs ở đầu trang ngay dưới tiêu đề chính Bắt đầu từ Trang chủ và tiến dần từng bước trang hiện tại.

Tốc độ trang web.

  • Đừng để người dùng phải chờ quá 3 giây mới truy cập được vào website của bạn. Tất cả 29 yếu tố bên trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu người dùng không vào được website của bạn.
toc do loa web
  • Sự kiên nhẫn của người dùng ngày càng ngắn hơn và họ có xu hướng tránh các trang tải chậm, chỉ tải được một phần hoặc gây ra sự cố. Nếu trang web của bạn tải chậm tỉ lệ thoát sẽ cao và tất nhiên nó sẽ là một thành phần để Google coi page của mọi người là một page chất lượng thấp. Hãy cố gắng cải thiện tốc độ website của bạn bằng cách giảm dung lượng ảnh, tăng cấu hình Hosting, giảm thiểu những đoạn code nặng nề trong mã nguồn website.

YOURWEB SOLUTIONS
Trụ Sở: 32 Đường Số 11, CityLand Park Hills, P10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Điện Thoại: 0964.247.742
Email: support@yourweb.com.vn